Kế hoạch bảo dưỡng tốt nhất cho máy nén khí

“Của bền tại người” là câu nói muôn đời vẫn đúng và với máy nén khí cũng vậy. Nếu như bạn muốn máy nén khí của doanh nghiệp mình hoạt động ổn định, ít xảy ra hư hỏng, sử dụng lâu dài, bền vững, ít phải thay lại máy mới thì bạn cần có một chế độ bảo dưỡng tốt nhất cho máy nén khí của mình. Với tâm huyết và kinh nghiệm nhiều năm trong việc phân phối máy nén khí tại Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và dịch vụ Việt Á xin gửi đến các bạn một kế hoạch bảo dưỡng hoàn hảo có thể áp dụng với tất cả các dòng máy nén khí.

Dưới đây chính là quy trình bảo dưỡng máy, bạn nên áp dụng theo để tránh bỏ sót bộ phận cần thiết nào cũng như tranh việc bảo dưỡng không đúng cách hay làm các thao tác không cần thiết, thậm chí là “chữa lợn lành, thành lợn què”. Và một nguyên tắc an toàn các bạn cần tuyệt đối tuân thủ đó là cần tắt máy, ngắt luôn nguồn điện trước khi tiến hành bảo dưỡng bảo trì, tránh những sự cố không mong muốn.

A. BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀY 

1. Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu. 

2. Xả bình chứa khí định kỳ 4 tiếng hoặc là 8 tiếng, điều này bạn căn cứ vào độ ẩm của không khí. 

3. Kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường (xem bảng xử lý các vấn đề bất 

thường) . Ngay cả trong quá trình vận hành nếu phát hiện tiếng kêu bất thường của máy bạn cần cho ngừng máy để xem xét ngay. Bạn có thể note lại số điện thoại hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi để được tư vấn khi cần thiết. Việt Á chuyên sửa chữa máy nén khí tại Hà Nội  – Hỗ trợ kỹ thuật – Hotline: 0901 356 506  

B. BẢO DƯỠNG HÀNG TUẦN

1.Vệ sinh sạch sẽ bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt. 

2. Vệ sinh tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai 

đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong. 

3. Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần. 

C. BẢO DƯỠNG HÀNG THÁNG 

1. Kiểm tra đường ống dẫn khí, vạn, ống nối để kịp thời phát hiện rò rỉ khí nếu có.

2. Kiểm tra mức dầu ở máy nén khí, thay hoặc là thêm dầu nếu cần thiết. 

3. Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần bởi thường trong quá trình hoạt động dây đai có thể bị trùng xuống.

D. BẢO DƯỠNG HÀNG QUÝ 

1. Thay dầu. 

2. Kiểm tra các van.  Vệ sinh hết muội than ở đó nếu có cũng như ở phần đầu máy.

3. Kiểm tra và vặn chặt tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy nó có dấu hiệu bị lỏng.. 

4. Kiểm tra chế độ không tải của máy. 

E. BÔI TRƠN 

1. Sử dụng nhớt theo yêu cầu của nhà cung cấp. 

2. Sử dụng nhớt hợp lý thì tốc độ (vòng/ phút) của máy sẽ đạt được như mong 

muốn, nằm trong tốc độ giới hạn. 

3. Duy trì mức dầu luôn nằm ở giữa giới hạn và giới hạn dưới của kính thăm dầu. 

5. Không được đổ dầu cao hơn giới hạn trên và không được vận hành máy khi dầu dưới giới hạn dưới. Khi cho dầu cần cho máy ngừng hoạt động trước đã.

Close Menu