Bình chứa khí nén đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nén khí, giúp duy trì áp suất ổn định và hỗ trợ quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bình chứa khí nén có thể gặp phải một số sự cố, gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và an toàn của hệ thống. Khí Nén Việt Á cam kết cung cấp những giải pháp tối ưu để khắc phục sự cố, giúp bạn duy trì hiệu quả hoạt động và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Nội dung:
An Toàn Khi Làm Việc Với Bình Chứa Khí Nén
Sử dụng bình chứa khí nén đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Dưới đây là các yếu tố nguy hiểm và quy tắc an toàn quan trọng khi làm việc với bình khí nén.
Yếu Tố Nguy Hiểm Khi Làm Việc Với Bình Khí Nén
- Nổ áp lực: Nguy cơ nổ có thể xảy ra khi bình bị nung nóng, va đập, hoặc ăn mòn quá mức quy định.
- Nguy cơ cháy nổ: Nguy cơ nổ và rò rỉ môi chất độc trong bình chứa có thể dẫn đến sự cố nghiêm trọng.
- Điện giật: Nguy cơ rò rỉ điện do hỏng cách điện hoặc dây dẫn gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Quy Tắc An Toàn Khi Làm Việc Với Bình Khí Nén
- Kiểm định và đăng ký: Các bình chứa khí nén phải được kiểm định an toàn và đăng ký sử dụng theo quy định trước khi đưa vào hoạt động.
- Vị trí đặt bình: Bình khí nén phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5 mét và không được đặt tại những nơi dễ cháy nổ hoặc gần khu vực sinh hoạt.
- Vận hành thiết bị: Việc vận hành bình chỉ được giao cho người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe và đã qua huấn luyện chuyên môn về quy trình an toàn.
- Thiết bị an toàn: Bình khí nén cần được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn như van an toàn và áp kế, đảm bảo hoạt động chính xác và được kiểm định định kỳ.
Kiểm Tra Bình Khí Nén Khi Đang Hoạt Động
- Kiểm tra thường xuyên: Người vận hành cần kiểm tra liên tục tình trạng hoạt động của bình, đặc biệt là áp kế, van an toàn và rơ le khống chế áp suất.
- Xả nước và chất cặn: Vào đầu mỗi ca vận hành, khi áp suất đạt 0,5 kg/cm², cần xả nước ngưng hoặc dầu đọng lại dưới đáy bình. Sau mỗi ca làm việc, phải xả sạch các chất cặn còn đọng lại.
- Vệ sinh định kỳ: Rửa sạch lưới lọc gió của máy nén ít nhất hai tháng một lần để ngăn bụi và tạp chất lọt vào máy.
Các Hành Động Bị Cấm
- Cấm hàn hoặc sửa chữa: Không được hàn hoặc sửa chữa các bộ phận chịu áp lực khi bình còn áp suất.
- Không tăng tải trọng van an toàn: Không chèn hãm hoặc thêm vật nặng vào van an toàn khi bình đang hoạt động.
- Không sử dụng thiết bị khi có lỗi: Không vận hành máy khi van an toàn không hoạt động hoàn hảo hoặc khi các chỉ số đo lường không chính xác.
Đình Chỉ Sử Dụng Bình Khí Nén Trong Các Trường Hợp
- Áp suất vượt mức cho phép: Khi áp suất trong bình tăng quá mức cho phép dù các yêu cầu khác vẫn được đảm bảo.
- Thiết bị an toàn không hoàn hảo: Khi các cơ cấu an toàn như van, áp kế có vấn đề.
- Hư hỏng hoặc nguy cơ cháy nổ: Khi phát hiện các dấu hiệu hư hỏng như vết nứt, phồng, gỉ mòn hoặc khi xảy ra sự cố cháy gần bình chứa.
Những lưu ý trên là cơ bản nhưng vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn khi sử dụng bình chứa khí nén. Hãy luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố lỗi bình chứa khí nén
Bảng sau đây tóm tắt các nguyên nhân và biện pháp khắc phục liên quan đến các sự cố thường gặp trong quá trình sử dụng bình chứa khí.
Nội dung | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
---|---|---|
Bình chứa khí bị thủng | – Sau một thời gian sử dụng (thường từ 50.000 giờ trở lên), bình chứa khí có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường và nhiệt độ, dẫn đến hen gỉ và thủng bình. | – Thay thế bình mới vì ruột bình bị thủng không thể sửa chữa được. – Rút hết nước trong bình, tháo giắc co và ống xiết. – Tháo ốc xiết ở đầu và cổ bình, sau đó đặt bình về vị trí ban đầu và lắp rơ-le, đồng hồ. |
Áp suất trong bình tăng cao quá mức | – Lượng môi chất nạp vào bình vượt quá lượng môi chất xả ra. – Quá trình vận chuyển không đúng quy trình. – Bình để ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. |
– Kiểm tra và điều chỉnh vị trí đặt bình, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào bình. |
Áp suất trong bình giảm | – Chọn mua bình chứa khí từ hãng kém chất lượng. – Nhiệt độ tăng cao quá mức trong quá trình làm việc. – Quy trình sửa chữa sai kỹ thuật. |
– Chọn đơn vị cung cấp uy tín, có kiểm định chất lượng. – Kiểm tra và sửa chữa bình chứa khí đúng quy trình kỹ thuật. |
Van xả bị tắc | – Van xả đọng lại các chất bẩn trong khí nén, gây tắc nghẽn và nước không thoát ra được, lẫn vào khí nén. | – Tháo van xả ra vệ sinh. – Kiểm tra ruột bình chứa khí và thay thế theo định kỳ. |
Công tắc áp suất bị lỗi | – Công tắc bị hỏng do tuổi thọ đã hết, hoặc bị kẹt, bị cháy do tác động bên ngoài. | – Thay mới toàn bộ công tắc để đảm bảo hoạt động của bình. |
Áp lực nước trong bình bị yếu | – Bơm nước vào bình yếu. – Bình tích áp đầu ra hoạt động kém, khí trong bình ít đi, hiệu suất giảm. |
– Kiểm tra và thay thế bơm nếu công suất không đủ. – Bổ sung áp lực khí trong bình để tăng hiệu suất hoạt động. |
Bình chứa khí không đẩy được nước ra ngoài | – Nước trong bình chiếm hết thể tích, làm tăng áp lực khí nén nhưng không thể đẩy nước ra ngoài do sự cố. | – Kiểm tra đường dẫn nước có rò rỉ. – Chỉnh đồng hồ áp lực. – Tháo bình tích áp, xả nước và xúc rửa bình. – Kiểm tra rò rỉ khí Nitơ và van trên đầu bình tích áp. |
Lưu Ý Khi Sửa Chữa Bình Chứa Khí Nén
Khi sửa chữa bình chứa khí nén, cần lưu ý 3 vấn đề quan trọng sau:
Duy Trì Áp Suất Khí Trong Bình:
- Trong quá trình hoạt động, áp suất khí trong bình sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu áp suất nhỏ hơn 0.5 Bar, cần kiểm tra và bổ sung thêm khí.
- Bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra bình chứa khí mỗi 2 tháng.
- Lắp đặt đồng hồ và rơ le áp suất để tiện theo dõi tình trạng của bình.
Lựa Chọn Phụ Kiện Chính Hãng:
- Khi cần thay thế phụ kiện như van an toàn, van xả đáy, đồng hồ đo áp lực, nên chọn mua hàng chính hãng từ đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng.
Quyết Định Thay Thế Hay Mua Mới Thiết Bị:
- Nếu bình tích áp gặp sự cố không thể sửa chữa, như thủng ruột bình, nên thay thế bằng bình mới để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng bình chứa khí nén
- Sử Dụng Bình Đạt Tiêu Chuẩn: Chọn mua bình chứa khí đạt tiêu chuẩn, có giấy kiểm định rõ ràng. Tránh sử dụng bình cũ, kém chất lượng, dễ gây rò rỉ khí hoặc cháy nổ.
- Vị Trí Đặt Bình Khí Nén: Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa nguồn điện và các khu vực có nhiệt độ cao để tránh chập điện, cháy nổ.
- Di Chuyển Bình Khí Nén: Khi di chuyển bình, sử dụng dây xích để cố định và đảm bảo van khóa được đóng trước khi vận chuyển.
- Kiểm Tra Khi Bình Đang Hoạt Động: Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình, các chỉ số đo lường. Sau mỗi ca làm việc, cần xả các chất cặn và nước đọng trong bình, rửa lưới lọc gió của máy nén khí định kỳ 2 tháng/lần.
Những lưu ý trên sẽ giúp bạn bảo dưỡng và sửa chữa bình chứa khí nén một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Công Ty Khí Nén Việt Á