TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11256-1:2015
ISO 8573-1:2010
KHÔNG KHÍ NÉN – PHẦN 1: CHẤT GÂY NHIỄM BẨN VÀ CẤP ĐỘ SẠCH
Compressed air – Part 1: Contaminants and purity classes
Lời nói đầu
TCVN 11256-1:2015 hoàn toàn tương đương ISO 8573-1:2010.
TCVN 11256-1:2015 đo Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 118, Máy nén khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11256 (ISO 8573), Không khí nén bao gồm các phần sau:
– Phần 1: Chất gây nhiễm bẩn và cấp độ sạch.
– Phần 2: Phương pháp xác định hàm lượng son khí của dầu.
– Phần 3: Phương pháp cho đo độ ẩm.
– Phần 4: Phương pháp xác định hàm lượng hạt rắn.
– Phần 5: Phương pháp xác định hàm lượng hơi dầu và dung môi hữu cơ.
– Phần 6: Phương pháp xác định hàm lượng khí nhiễm bẩn.
– Phần 7: Phương pháp xác định hàm lượng chất nhiễm bẩn vi sinh có thể tồn tại và phát triển được.
– Phần 8: Phương pháp xác định hàm lượng hạt rắn bằng nồng độ khối lượng.
– Phần 9: Phương pháp xác định hàm lượng hạt nước dạng lỏng.
KHÔNG KHÍ NÉN – PHẦN 1: CHẤT GÂY NHIỄM BẨN VÀ CẤP ĐỘ SẠCH
Compressed air – Part 1: Contaminants and purity classes
1 Phạm vi
Tiêu chuẩn này quy định các cấp độ sạch của không khí nén về mặt các hạt, nước và dầu, không phụ thuộc vào vị trí trong hệ thống không khí nén tại đó qui định hoặc đo không khí.
Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin chung về các chất gây nhiễm bẩn trong các hệ thống không khí nén cũng như các mối liên kết với các phần khác của TCVN 11256 (ISO 8573) cho phép đo độ sạch của không khí nén hoặc đặc tính kỹ thuật của các yêu cầu về độ sạch của không khí nén.
Ngoài các chất gây nhiễm bẩn dạng hạt, nước và dầu như đã nêu trên, tiêu chuẩn này cũng nhận dạng các khí nhiễm bẩn và các chất gây nhiễm bẩn vi sinh.
Phụ lục A đưa ra hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cà các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9453 (ISO 7183), Máy sấy không khí nén – Quy định kỹ thuật và thử nghiệm;
TCVN 11256-2 (ISO 8573-2), Không khí nén – Phần 2: Phương pháp xác định hàm lượng son khí của dầu;
TCVN 11256-3 (ISO 8573-3), Không khí nén – Phần 3: Phương pháp cho đo độ ẩm;
TCVN 11256-4 (ISO 8573-4), Không khí nén – Phần 4: Phương pháp xác định hàm lượng hạt rắn;
TCVN 11256-5 (ISO 8573-5), Không khí nén – Phần 5: Phương pháp xác định hàm lượng hơi dầu và dung môi hữu cơ;
TCVN 11256-6 (ISO 8573-6), Không khí nén – Phần 6: Phương pháp xác định hàm lượng khí nhiễm bẩn;
TCVN 11256-7 (ISO 8573-7), Không khí nén – Phần 7: Phương pháp xác định hàm lượng chất nhiễm bẩn vi sinh có thể tồn tại và phát triển được;
TCVN 11256-8 (ISO 8573-8), Không khí nén – Phần 8: Phương pháp xác định hàm lượng các hạt rắn bằng nồng độ khối lượng;
TCVN 11256-9 (ISO 8573-9), Không khí nén – Phần 9: Phương pháp xác định hàm lượng hạt nước dạng lỏng.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được cho trong TCVN 9453 (ISO 7183), TCVN 11256-7 (ISO 8573-7) và các thuật ngữ định nghĩa sau.
3.1
Son khí (aerosol)
Thể lơ lửng trong một môi trường khí của các hạt chất rắn, chất lỏng hoặc các hạt chất rắn và chất lỏng có vận tốc rơi/ vận tốc lắng đọng không đáng kể
3.2
Khối kết tụ (agglomerate)
Nhóm của hai hoặc nhiều hạt được kết hợp, liên kết với nhau hoặc tạo thành một chùm bằng bất cứ cách nào.
3.3
Chất bôi trơn/ làm nguội (lubricant / coolant)
Chất lỏng dùng để tản nhiệt và giảm ma sát trong máy nén khí
3.4
Điểm sương (dewpoint)
Nhiệt độ tại đó hơi nước bắt đầu ngưng tụ
3.5
Hyđrocacbon (hydrocarbon)
Hợp chất hữu cơ chủ yếu gồm có hyđro và cacbon
3.6
Chất gây nhiễm bẩn vi sinh (microbiological contaminants)
Các thành phần khuẩn lạc có thể tồn tại và phát triển được, thuộc loại vi khuẩn, nấm hoặc nấm men.
3.7
Dầu (oil)
Hỗn hợp của các hyđrocacbon gồm có sáu hoặc nhiều nguyên tử cacbon (C6+).
3.8
Hạt (particle)
Khối chất rắn hoặc chất lỏng nhỏ, rời rạc
3.9
Cỡ hạt (particle size), d
Chiều dài của khoảng cách lớn nhất giữa hai đường biên ngoài.
3.10
Điểm sương có áp (pressure dewpoint)
Điểm sương của không khí ở áp suất qui định.
3.11
Áp suất tương đối của hơi nước (relative water vapour pressure)
Độ ẩm tương đối (relative humidity)
Tỷ số giữa áp suất riêng phần của hơi nước và áp suất bão hòa của nó ở cùng một nhiệt độ.
3.12
Hơi (vapour)
Khí ở nhiệt độ dưới nhiệt độ tới hạn và do đó có thể bị hoá lỏng bởi quá trình nén đẳng nhiệt.
4 Điều kiện chuẩn
Các điều kiện chuẩn cho các thể tích khí phải như sau:
– Nhiệt độ không khí 20 0C
– Áp suất tuyệt đối của không khí 100 kPa = [1 bar] (a)
– Áp suất tương đối của hơi nước 0
> Tải tài liệu chi tiết:
Công Ty Khí Nén Việt Á