Phân loại mô tơ giảm tốc và hộp giảm tốc

Phân loại mô tơ giảm tốc và hộp giảm tốc

Hai khái niệm hộp giảm tốc và mô tơ giảm tốc khá giống nhau nên thường khiến chúng ta bối rối trong cách nhận diện và phân loại. Thực tế thì mô tơ giảm tốc là thiết bị bao gồm một động cơ điện và một hộp giảm tốc. Còn hộp giảm tốc là bộ phận cấu thành nên mô tơ giảm tốc. Để hiểu rõ hơn về động cơ điện và hộp giảm tốc chúng ta cùng nhau tìm hiểm trong phần tiếp theo của bài viết.

1. Động cơ điện

Động cơ điện là thiết bị có số vòng quay rất lớn (2900rpm, 1450rpm, 960rpm) nhưng Mô-men xoắn lại nhỏ.

Mô-men xoắn là thiết bị có khả năng chịu tải tức thời của động cơ, và khi gắn hộp giảm tốc vào động cơ điện thì mô-men xoắn tăng lên để giảm số vòng quay.

2. Hộp giảm tốc

Đúng theo như tên gọi của nó thì hộp giảm tốc có tác dụng giảm tốc. Như chúng ta vẫn thấy thì các động cơ thường có tốc độ khá cao mà trong nhiều hoạt động sản xuất chúng ta lại chỉ cần tốc độ quay khá nhỏ, do đó cần thiết phải sử dụng hộp giảm tốc để đông cơ điện hoạt động với tốc độ phù hợp như mong muốn và đặc thù của ngành sản xuất.

Ví dụ đời thường dễ hiểu nhất đó là động cơ xe máy của chúng ta. Động cơ xe máy thường quay với tốc độ mấy nghìn vòng/phút nhưng trong khi đó bánh xe máy chỉ quay với tốc độ vài trăm vòng/phút, chính vì thế mà chúng ta phải có hộp giảm tốc

Hộp giảm tốc được lắp với đông cơ ở” trục vào” và khi động cơ quay thì “trục ra” của hộp sẽ quay chậmvới tốc độ tùy theo tỷ số truyền của động cơ. Nếu trong quá trình làm, cần “trục ra” quay với các tốc độ khác nhau thì cần có một hộp giảm tốc có khả năng thay đổi tỷ số truyền ra.

Nói đến đây có thể nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi “sao không làm luôn loại động cơ quay chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng để khỏi cần dùng hộp giảm tốc?” Đây là câu hỏi mà chúng tôi đã gặp rất nhiều với khách hàng mua hộp giảm tốc, mô tơ giảm tốc tại Hà Nội. Câu trả lời đúng ở đây là:

·         Cùng với 1 công suất thì động cơ quay nhanh sẽ dễ chế tạo, nhỏ gọn và rẻ hơn nhiều so với động cơ quay chậm

·         Do có quá nhiều nhu cầu sử dụng nên khó biết trước được tốc độ để chế tạo được động cơ phù hợp

3. Động cơ giảm tốc

Thường được dùng trong may cẩu nâng, là động cơ bình thường nhưng truyền động qua hệ thống bánh răng để giảm tốc và tăng mô-men xoắn của trục quay. Khi đó tốc độ động cơ nhỏ nhưng momen kéo tăng lên rất nhiều.

 

Close Menu